Sunday, June 7, 2009

CẢM NGHĨ VỀ ĐẠI NHẠC HỘI CÁM ƠN ANH NGƯỜI THƯƠNG PHẾ BINH VNCH KỲ 3 TẠI SAN JOSE


Ngày 17-5-2009
Đứng trên sân khấu bên cạnh MC Nam Lộc và Việt Dzũng, nhìn xuống hàng khán giả đầy kín sân vận động của Trường Trung Học Independence và hai bên khán đài; tôi hỏi người nhạc sĩ kiêm MC với kinh nghiệm đã từng đứng trước khán giả đông đảo trong các kỳ đại nhạc hội Cám Ơn Anh Thương phế binh VNCH kỳ 1 và 2 tại Nam Cali để ước lượng số khán giả có mặt kỳ 3 này khoảng bao nhiêu? Đảo mắt qua lại trước khi trả lời, là khoảng 10 ngàn người. Số đồng bào góp mặt trong một sinh họat đầy tình nghĩa tại vùng Thung Lũng Hoa Vàng này trong một ngày thời tiết thật oi bức trên 100ºF đã nói lên tình cảm của đồng hương Việt tỵ nạn cộng sản cùng các anh em Cựu quân nhân đã dành cho những Thương phế binh VNCH sự thương yêu đến thế nào Tình cảm này không chỉ thể hiện qua sự tham gia đóng góp của 65 hội đòan, đòan thể quân-dân-cán-chính tại San Jose, sự yểm trợ của 25 cơ quan truyền thông báo chí.tại Bắc Cali , mà cả việc vì tin tưởng vào Ban Tổ chức Đại Nhạc Hội Kỳ 3 nên Hội trưởng Hạnh Nhơn, Hội HO Cứu trợ TPB/VNCH ở Nam Cali, Nhạc sĩ Trúc Hồ của Đài Truyền hình SBTN và Trung tâm Asia. đã tham gia và yểm trợ tích cực để đạt được kết qủa tốt đẹp này.
Sự thành công của Đại nhạc hội Cám Ơn Anh TPB-VNCH Kỳ 3 không chỉ với số người tham dự đông đảo tại địa phương, mà còn qua sự đóng góp của đồng bào trên khắp 50 tiểu bang Hoa Kỳ cũng như Canada từ 12 giờ trưa đến 7 giờ tối trong khi theo dõi chương trình truyền hình trực tiếp Đại nhạc hội Cám Ơn Anh TPB.VNCH Kỳ 3 trên chương trình của đài SBTN gọi vào để đóng góp tiền giúp cho các TPB.VNCH hiện còn sống tại quê nhà.
Ban tiếp nhận điện thọai do BS Phạm Đức Vượng phụ trách với sự tham dự của hơn 250 tình nguyện viên thuộc nhiều tổ chức làm việc liên tục trong 7 tiếng đồng hồ trong những đìều kiện thật khó khăn : thời tiết oi bức, lều nhận điện thoại quá gần sân khấu nên không thể nghe rõ các tiếng nói gọi vào để cho tiền, khiến cho những người từ nhiều tiển bang gọi tới đành phải cắt đứt liên lạc sau vài ba lần cố gọi vào không thành công khiến cho người thiện nguyện viên nhận phone tiếc ngẩn ngơ như họ đã mất đi số tiền của chính mình. Nhiều người để tránh tình trạng này phải cầm điện thoại chạy ra đứng giữa sân nắng, xa nơi sân khấu hoặc có người chui ngồi dưới gầm chiếc xe vận tải đậu gần đó để tiếp tục nhận phone của các nơi gọi về vì sợ mất liên lạc với người muốn đóng góp tiền. Thêm vào đó, khi bắt tay vào công việc được biết số điện thọai để nối vào 100 đường dây sẽ mở ra như dự trù sẽ không đủ để cung cấp. Một số ngườ1 nhiệt tình đã nhanh chóng tình nguyện sử dụng ngay điện thọai của mình sau khi được nối với đường dây chính của V-247. Cô Lâm Quỳnh và anh Hân là hai người đại diện cho SBTN-V247 đã làm việc rất nhanh nhẹn và tận tình , phối hợp với Trưởng Ban nhận điện thọai và 2 phụ tá là kỹ sư Nguyễn Ngọc Khôi cựu học sinh trường Trung Thu, kỹ sư Lâm Phi của phong trào Trần Quốc Toản một cách nhịp nhàng và chính xác để báo cáo từng mỗi giờ. Cho đến giây phút khi chót đường dây chấm dứt lúc 7 giờ tối, nhiều nơi vẫn còn tiếp tục gọi vào để yêu cầu đóng góp được khoảng 240 ngàn đô la. Theo ý kiến của các thành viên trong công việc tiếp nhận điện thọai điều tiếc là số tiền này đáng lẽ phải tăng lên gấp đôi hoặc ít ra cũng gấp rưỡi vì đã bị bỏ đi rất nhiều cú điện thọai gọi vào. Đây cũng là kinh nghiệm để ban tổ chức lưu ý. Tuy nhiên, cũng giống như những lần tổ chức Kỳ 1 và Kỳ 2, hy vọng đồng bào vẫn sẽ tiếp tục gọi vào đài truyền hình SBTN để đóng góp, vì chương trình hậu Đại nhạc hội kéo dài một vài tháng tiếp theo và số tiền góp được sẽ dần dần tăng theo giống như những năm trước.
Về Đại nhạc hội kỳ 3 Cám Ơn Anh tổ chức tại San Jose, ngoài những sự thành công về tài chánh còn có một ý nghĩa rất được trân trọng: Đoàn kết được các Hội đoàn, đòan thể Quân Dân Cán Chính tại Bắc và Nam Cali, cùng hiệp lực dưới mẫu số chung phục vụ cho TPB-VNCH tại quê nhà, xếp qua một bên những dị biệt trong sinh họat và đường hướng để cùng đứng chung với nhau trong một mục đích cao cả đầy tình nghĩa đối với những người Chiến sĩ Thưong Binh một thời đã chiến đấu, hy sinh một phần thân thể trong cuộc chiến để bảo vệ Miền Nam Tự Do trước sự xâm lăng của cộng sản Bắc Việt.
Sự thành công của Đại nhạc hội cũng nhận thấy qua sự hiện diện cho đến những giây phút cuối cùng của chương trình, đồng bào vẫn còn ngồi để theo dõi tiếng hát của các ca sĩ tại địa phương. Dù chương trình đáng lẽ chấm dứt vào 7 giờ tối, nhưng qua 15 phút mà người điều khiển chương trình là MC Nam Lộc - Việt Dzũng không muốn bỏ sót một nghệ sĩ nào khi họ đã có tấm lòng muốn đóng góp cho chương trình . Qua lời chào tạm biệt đồng bào San Jose với Đại nhạc hội Cám Ơn Anh kỳ 3 của MC Nam Lộc với tổng kết khoảng 480 ngàn đôla nhận được từ sự đóng góp tại chỗ, và các nơi gọi về qua điện thọai đã làm nức lòng mọi người tham dự với tiếng vỗ tay hoan hô của khán giả. Nhưng hình ảnh cảm động nói lên sự thành công của Đại nhạc hội không chỉ vì số tài chánh gần nửa triệu đôla thu được, mà hình ảnh của “một bãi chiến trường” ngỗn ngang 6000 chiếc ghế và những chai nước, thức ăn, rác...tràn lan trên sân cỏ mà chỉ sau lời kêu gọi của Ban tổ chức đồng bào đã hiệp lực cùng với các Cựu quân nhân thu dọn sạch sẽ nhanh chóng không ngờ với sự tiếp tay của các em bé cùng các bà mẹ, bà cụ; cầm các túi nylon để nhặt rác bỏ vào. Trong khi đó ông bố, cùng các thanh niên nam nữ cùng chuyền tay xếp những chiếc ghế thứ tự từng đống một cho nhà thầu đến chở đi.. Mọi người làm việc trong tinh thần tự nguyện, tích cực khiến cho Ban tổ chức thật cảm động. Từ người Trưởng Ban, Đại tá Nguyễn Hồng Tuyền đến các tình nguyện viên tham gia làm viêc trong ĐNH Cám Ơn Anh, Kỳ 3 đều quên hết mọi mệt nhọc trước sự thành công và tấm lòng chia sẻ của mọi người .
Hình ảnh các Cựu Quân Nhân Hải Lục Không Qaân, Cảnh Sát QG, Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, với quân phục và sắc phục thuộc đủ mọi quân binh chủng của QLVNCH đứng sát cánh bên các tà áo dài của các chị thuộc Hội Phụ Nữ Lâm Viên, cựu HS trường Gia Long, Trung Thu, Quốc Gia Nghĩa tử...Dưới lá quốc kỳ màu vàng 3 sọc đỏ. Sự hiện diện của các cựu Tướng Lãnh: Hòang Xuân Lãm, Lâm Quang Thi, Bùi Đình Đạm, Nguyễn Khắc Bình, cựu Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn, và GS Nguyễn Xuân Vinh, Chủ Tịch Hội Đồng Đại Diện của Tập Thể Chiên Sĩ VNCH/HN ...cùng đồng bào đứng nghiêm chỉnh đón chào tóan rước Quốc Quân Kỳ do cựu SVSQ trường Võ Bị Quốc Gia VN đi đều bước theo nhạc quân hành, tiếng hát vang dậy của mấy ngàn người đồng ca bản quốc ca VNCH vang dội khăp vận đông trường, Hình ảnh các vị đại diện Tôn giáo, đại diện Quân, Dân, Cán Chính đặt vòng hoa trước Đài Tử Sĩ, bên cạnh bức tượng Thương Tiếc. Hình ảnh nhóm Hưng Ca, đồng phục áo đen với hàng chữ trắng nói lên Hòang Sa- Trường Sa là của Việt Nam, họ đến từ nhiều tiểu bang khác nhau để cùng trình bày bản Trả Ta Sông Núi, Nhạc cảnh Tiếng Trống Mê Linh, rồi một đòan môtô 16 chiếc cắm cờ Vàng và cờ Hoa Kỳ đi từ Nam Cali đến tham dư Đại Nhac Hội để trao thùng tiền 15 ngàn đôla đóng góp cho Ban Tổ chức.Các Hướng Đạo sinh thuôc các Liên đòan Hoa Lư, Bách Việt..., các nữ quân nhân, các ca sĩ mang thùng đi dến các khán gỉa để nhận sự đóng góp. Những anh chị em thuộc trường Vịêt ngữ Văn Lang đuợc bà con tin cẩn về việc đếm nhận các đồng tiền đóng góp... Những tiếng hát của các ca sĩ nổi tiếng tại hải ngọai cũng như tại địa phương đã trình diễn với cả tâm lòng dưới cơn nắng hạ mà không nhân thù lao ..tất cả mọi ý nguyện nhằm chỉ để góp vào công việc gây quỹ giúp các Thương Phê binh VNCH được nhiều chừng nào tốt chừng đó. .
Những hình ảnh này, những âm thanh này người dân San Jose làm sao quên được Ngưới Việt Tị nạn CS trên khắp năm châu qua theo dõi trên màn ảnh truyền hình buổi Đại Nhạc Hội tại San Jose ngày 17-tháng 5 năm 2009 chắc cũng sẽ hy vọng ngòai sự đóng góp từ xa, sẽ có một ngày họ sẽ trực tiếp tham gia vào Ban Tổ Chúc ngay tại địa phương nơi mình sinh sống.. Ước mong tinh thần của Đại nhạc hội Cám Ơn Anh kỳ 3 tại San Jose sẽ được tiếp nối bởi một Đại Nhạc Hội kỳ 4, rồi kỳ 5 , tại một thành phố có đông người Việt tỵ nạn CS cư ngụ như: Houston,Texas, hoặc Washington DC hay Montreal, Calgary, của Canada hay tại một thành phố nào đó tại Châu Âu hay tại Sydney của Châu Úc.
Ngày 21/05/2009 - Vương Đức